Cách phương pháp bảo vệ nhà làm mái tôn mùa mưa bão

 

  1.    Dùng hệ thông vít bắt mái tôn vào khung xà gồ

 


Mái tôn nhẹ, dễ lắp đặt thi công, dễ trôi nước, khắc phục được tình trạng vỡ ngói gây dột trong nhà.Nhưng cũng chính vì mái tôn nhẹ nên dễ bị gió bão tốc, lật. Bởi vậy, để cố định mái tôn trước khi bão đến, bạn cần vít chặt hệ thống mái vào khung nhà. khi làm mái tôn cần chú ý.

Bắt vít vào mái tôn

Bắt vít vào mái tôn

Có rất nhiều gia đình chủ quan, cứ nghĩ mái tôn lắp đặt ổn rồi mà  không đề phòng gì nữa, nhưng thực tếkhi có gió mạnh các mảnh vỡ đã đâm thủng tấm lợp, thậm chí gió vào nhà gây ảnh hưởng tới cấu trúc nhà, phá hỏng đồ đạc và ảnh hưởng tới tính mạng con người. Bởi vậy, mái tôn ở những khu vực gió lớn cần được gắn với khung nhà bằng loại đinh vít chắc chắn.

  1.    Cố định các góc của nhà làm mái tôn 

Khoảng cách giữa các ốc vít phụ thuộc vào sức mạnh và thiết kế của mái tôn. Nói chung, khoảng cách các đinh vít nên gần mép của mái tôn. Ngoài ra tất cả các cạnh của mái lợp như dọc theo các góc nhà cần được bao phủ với một tấm kim loại bảo vệ bởi thì gió mới không thể làm làm mái tôn tốc được. Nên đến các cơ sở thi công nhiều kinh nghiệm để hỏi ý kiến.

Đối với các tòa nhà nằm gần biển, nên sử dụng loại bu lông ốc vít bằng inox SUS 304 để chống ăn mòn hiệu quả.

– Khoảng cách giữa các xà gồ phụ thuộc vào vật liệu mái (do nhà cung cấp sản phẩm hướng dẫn). Kích thước xà gồ phụ thuộc vào khoảng cách giữa các vì kèo và vật liệu xà gồ. (do cán bộ kỹ thuật hướng dẫn)

– Số lượng vít bắt mái tôn tại vị trí thanh xà gồ cuối cần được tăng thêm (5 vít/m dài).

– Cần có liên kết tấm phủ nóc nhà và tấm phủ góc đầu hồi nhà.

giải pháp kỹ thuật để tăng khả năng chịu bão cho hệ thống mái tôn

  1.    Sử dụng nẹp cho nhà làm mái tôn 

Sử dụng nẹp thép thông thường (40×4). Khoảng cách giữa các thanh nẹp chống bão L <=2,5m. Loại nẹp chống bão này thông dụng, dễ thi công nhưng có nhược điểm ngăn rác chảy theo mái ( như lá cây...). Vì vậy cần phải thường xuyên vệ sinh bề mặt mái.

  1.    Dùng ke

Các loại ke chống bão

Để tăng tiết diện liên kết giữa mái và xà gồ có thể sử dụng sản phẩm ke chống bão. Loại ke này có độ bền cao, chịu được sức gió bão giật cấp 10-12… Sản phẩm có nhiều loại phụ thuộc vào các hình dạng của sóng tôn. Khi bắn lên mái tôn, diện tích của ke được trùm lên toàn bộ sóng dương và một phần sóng âm của hai tấm tôn và được định giữ chặt thành một khối: Ke chống bão, tôn lợp và xà gỗ. Nhờ vậy ke chống bão làm tăng độ khít giữa điểm giao phối của hai tấm tôn làm cho gió không luồn vào, giữ chắc mái tôn với xà gỗ không bị bay, không bị xé khi có gió bão giật cấp 10- 12.

  1.    Dùng bao cát đè lên mái tôn

           1 cách đơn giản là bạn có thể dùng bao cát nặng để đè lên mái tôn

Bao cát cho mái tôn

Bao cát cho mái tôn

  1. chọn loại mái tôn chất lượng và cơ sở làm uy tín

    Trên thì trường hiện nay có nhiều loại mái tôn chất lượng cho các bạn lựa chọn như tôn Đông Á, tôn Hoa Sen, ton Việt Nhât. Nên chọn nhưng mái tôn có uy tín trên thị trường, tránh những mái tôn rẻ, kém chất lượng để khỏi tiền mất tật mang, ngoài ra hệ thống xà gồ, mái tôn cần được các cơ sở thi công nhiều kinh nghiệm, có đơn giá nhân công lợp mái tôn hợp lý.
    Không nên ham rẻ.

    CÔNG TY TNHH KINH DOANH CƠ KHÍ HOÀNG HUY
    Số 36 – Tổ Nhân Phố Tân Nhuệ – Phường Thụy Phương – Quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội
    Mail: cokhihoanghuy@yahoo.com.vn
    Website: www.cokhihoanghuy.com
    Hotline: 097 852 8438 (Mr: Huy)
BÌNH LUẬN
BÀI VIẾT LIÊN QUAN